Đạn uranium nghèo và nước mắt cá sấu của Putin

Tất cả được bắt đầu từ buổi điều trần trước Quốc hội Vương quốc Anh, khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Annabel MacNicoll Goldie, trả lời câu hỏi của Lord Hylton về việc, Anh quốc chuyển giao xe tăng Challenger 2, cùng đạn nghèo uranium, sử dụng cho pháo của loại tăng này.

Đây là loại đạn có thể xuyên thủng giáp hầu hết các xe tăng Nga, có lẽ, trừ T-90M mới nhất và T-80BWM hiện đại hóa, được bảo vệ bởi giáp phản ứng nổ 4S23 Relikt hạng nặng.

Được biết, Vương quốc Anh sẽ gửi cho Ukraine số xe tăng Challenger-2 gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Cùng với xe tăng, Ukraine sẽ nhận được đạn pháo 120 mm, đó là đạn xuyên giáp APFSDS (*) với lõi uranium nghèo, rất có thể là model L27A1 CHARM3.

1 Dan Uranium Ngheo Va Nuoc Mat Ca Sau Cua Putin

Tóm được cơ hội, trong một tuyên bố sau cuộc gặp với Tập Cận Bình, tại Mátxcơva hôm 21.03.2023, Putin lên án Anh quốc: "Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ phải đáp trả tương ứng, vì phương Tây bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân".

Được thể, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Shoigu phụ họa theo: "quyết định của London là bước đi tiếp, khiến khả năng xảy ra va chạm hạt nhân giữa Nga và phương Tây ngày càng lớn".

Điện Kremlin mồm loa mép giải rằng, Anh quốc cung cấp cho Ukraine cái gọi là "bom bẩn".

Rằng, phương Tây kích động sử dụng vũ khí hạt nhân, và phải gánh chịu mọi hậu quả của nó. Đó là thông điệp của Putin tới người Nga và công luận thế giới.

Nhưng có mấy ai biết sự thật như thế nào?

Những người không am hiểu về quân sự nghĩ rằng Putin có lý. Rằng nước Anh và NATO là những kẻ hiếu chiến, cố tình leo thang để dẫn đến chiến tranh hạt nhân.

Điều nực cười là, đạn uranium nghèo đã được sử dụng từ những năm 1940, và quân đội của Putin đã dùng loại đạn này từ đầu cuộc chiến ở Ukraine, cho các loại pháo 115 mm của xe tăng T-62 và 125 mm của T-64, T-72, T-80 và T-90.

Đó là đạn APFSDS cho các pháo xe tăng có lõi uranium nghèo, chẳng hạn như 3BM29, 3BM32 Want, 3BM48 Swiniec và 3BM59 Swiniec-1.

2 Dan Uranium Ngheo Va Nuoc Mat Ca Sau Cua Putin

Ảnh minh hoạ bài Năm 2018, hãng Tass đã đưa tin Quân đội Nga đã thử nghiệm thành công khả năng bắn đạn Uranium nghèo trên xe tăng T-80BVM mới nâng cấp. Họ nhấn mạnh rằng, việc xe tăng Nga được trang bị đạn Uranium nghèo “không hề vi phạm bất kỳ điều ước quốc tế nào”.

Đáp trả những lời đe đọa không cơ sở và mang tính xuyên tạc của điện Kremlin, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, John Kirby nhẹ nhàng nhắc nhở:

Uranium nghèo là loại "đạn phổ biến", nếu Nga lo lắng cho xe tăng của mình, thì hãy đưa chúng khỏi Ukraine.

Vậy vũ khí uranium nghèo là gì?

Uranium nghèo (DU - depleted uranium) là uranium đã xử lý, chủ yếu gồm đồng vị có số khối 238 (U-238), và có hàm lượng đồng vị phân hạch U-235 thấp hơn uranium tự nhiên.

Uranium tự nhiên chứa khoảng 0,72% U-235 tính theo trọng lượng, trong khi DU được Bộ Quốc phòng Mỹ qui định không quá 0,3% U-235, trong thực tế, người ta chỉ sử dụng DU chứa 0,2% U-235. Uranium nghèo là sản phẩm phụ phóng xạ, độc hại về mặt hóa học thu được từ quá trình làm giàu uranium, có độ phóng xạ tăng theo thời gian.

Nó được một số quốc gia sử dụng, để chế tạo các loại đạn xuyên giáp xe tăng, xe bọc thép, vỏ giáp và cả trong công nghiệp hàng không.

Hiện nay có nhiều quốc gia sản xuất loại vũ khí này. Uranium nghèo có độ phóng xạ lớn hơn 4 lần so với độ phóng xạ trong môi trường tự nhiên.

Tất nhiên, có các tranh cãi về đạn uranium nghèo, bởi, nó là một kim loại nặng và gây độc hại cho môi trường. Có điều, cho đến nay, cộng đồng thế giới chưa tìm được giải pháp thống nhất, để hạn chế sử dụng loại vũ khí này. Mặt khác, các hợp kim vonfram được sử dụng trong lõi đạn APFSDS cũng độc hại tương tự, nhưng lại đắt hơn.

Nga biết rõ điều này, nhưng cố tình đưa thông tin sai lệch, có tính chất vu khống.

Các nghiên cứu độc lập, của các nhà khoa học từ Hiệp hội Hoàng gia Anh, đánh giá rằng, ảnh hưởng đến sức khỏe cho người và môi trường, từ việc sử dụng đạn uranium nghèo là không đáng kể. Uranium nghèo là một thành phần của vũ khí thông thường, không liên quan gì đến vũ khí hạt nhân. Quân đội Anh sử dụng uranium nghèo, cho các loại đạn xuyên giáp trong nhiều thập kỷ.

Do có mật độ và tính chất vật lý cao, nên loại đạn này rất hiệu quả chống xe tăng và xe bọc thép.

Vì độ cứng rất cao, khi tiếp xúc với áo giáp xe tăng, xảy ra hiện tượng được gọi là "tự mài", giúp tăng cường khả năng xuyên thấu.

Lõi đạn được làm từ phế thải của các nhà máy điện hạt nhân, vì vậy chúng là vật liệu tương đối rẻ, được sản xuất ở các nước có công nghệ hạt nhân như: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Israel, Liên xô/Nga (từ 1970) và một số nước khác.

Uranium nghèo còn được dùng trong sản xuất xe tăng và các loại xe chiến đấu bộ binh khác.

Nhờ đó độ cứng của áo giáp được tăng lên đáng kể. Thường đó là một lớp đệm uranium nghèo nằm giữa các tấm thép của vỏ xe. Ví dụ, nó được sử dụng trong áo giáp của một số phiên bản M1 Abrams của Mỹ, và xe tăng này được cho là cực kỳ khó xuyên thủng, cho phần lớn các đạn chống tăng hiện đại, cả của Liên Xô và Nga.

Qua một sự kiện này chúng ta thấy, Putin và bộ máy tuyên truyền điện Kremlin là những kẻ hai mặt, vừa ăn cướp vừa la làng. Mục đích của bọn hắn không phải là lên án đối phương, mà là tạo ra một sự sợ hãi, hoảng loạn cho dư luận trong nước và quốc tế.

Chú thích:

(*) APFSDS - Armour-piercing fin-stabilized discarding sabot - đạn cỡ nòng phụ xuyên giáp, ổn định bằng cánh đuôi hay còn gọi là đạn cỡ nòng phụ - một loại đạn mà đường kính thân đạn nhỏ hơn cỡ nòng pháo.

Để quả đạn khớp với đường kính của nòng súng, người ta sử dụng một vành trượt (sabot), được gắn trên thân đạn. Sau khi viên đạn rời khỏi nòng pháo, vành trượt sẽ rơi ra, chỉ lõi của nó tiếp tục bay, do có tiết diện nhỏ, lực cản khí động học thấp, khiến nó bắn trúng mục tiêu với tốc độ rất cao.

Loại đạn này được trang bị cho các loại xe tăng chủ lực, và là bước phát triển lớn của công nghệ vũ khí chống tăng.

Nguyễn Bính


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan