Hungary khẳng định vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu từ Nga

Trong một tuyên bố nhằm khẳng định sự phụ thuộc vào dầu của Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto hôm qua (5/12) cho biết, nguồn cung cấp dầu của Hungary và Slovakia chỉ có thể được đảm bảo bằng cách nhập khẩu nguyên liệu thô từ Nga.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Slovakia Rastislav Kacer ở Bratislava, Bộ trưởng Peter Szijjarto lưu ý rằng, Hungary chưa bao giờ xem xét vấn đề này về mặt ý thức hệ hay chính trị mà đó là vấn đề vật chất. Để nhà nước có thể mua dầu, cần có một đường ống dẫn dầu. Và với mạng lưới đường ống và công xuất vận chuyển hiện nay, việc cung cấp dầu cho Hungary chỉ có thể thực hiện được nếu nước này có thể mua dầu từ Nga. Theo ông Peter Szijjarto, sự phụ thuộc này sẽ còn kéo dài cho đến khi công suất của đường ống Adria có trụ sở ở Croatia được tăng lên.

1 Hungary Khang Dinh Van Phai Phu Thuoc Vao Nguon Nhap Khau Dau Tu Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Petr Szijjarto (trái) và người đồng cấp Slovakia Rastislav Kacer (Ảnh webnoviny.sk).

Trong khi đó, Bộ trưởng Kacer cho rằng đối với Slovakia, việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của Nga là một vấn đề quan trọng về an ninh và nguyên tắc. Slovakia có thể nhanh chóng tồn tại mà không cần dầu của Nga, nhưng nguồn cung không chỉ của Slovakia mà còn của các nước khác trong khu vực phụ thuộc vào sản lượng của nhà máy lọc dầu Slovakia.

Theo thông tin trước đó, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu sẽ được mở rộng bao gồm lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào tháng 2 năm sau. Vào tháng 6/2022, Bộ Kinh tế Slovakia đã thông báo rằng ở Slovakia sẽ có thể sản xuất các sản phẩm nhiên liệu và dầu từ dầu được vận chuyển bằng đường ống trong mười tháng tới và sau đó cũng xuất khẩu chúng sang Cộng hòa Séc. Sau đó, dầu của Nga sẽ được nhập khẩu vào nước này bằng đường ống nhưng chỉ được phép sử dụng để sản xuất cho thị trường trong nước. Trước đây, các nhà máy của Slovakia chủ yếu chế biến dầu của Nga nhưng từ năm tới các công ty này muốn giảm tỷ lệ nhập khẩu xuống còn 60%./.

Nho Biền

Nguồn: vov.vn


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan