Châu Âu siết chặt kiểm soát biên giới trước lo ngại về biến thể Delta

Khi năm học kết thúc, hàng chục ngàn người Anh bắt đầu bay đi khắp châu Âu hưởng kỳ nghỉ hè – con số cao kỷ lục của năm 2021 vốn chịu nhiều biện pháp giới hạn do dịch COVID-19.

Họ tìm đến các quốc gia nơi biến thể Delta đang làm tê liệt nước Anh cũng vừa trở nên thống trị. Và châu Âu đang phản ứng bằng cách siết chặt nhập cảnh.

Tờ Guardian đưa tin một số quốc gia đã nâng cao kiểm soát biên giới, với việc Malta cấm du khách chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhập cảnh và Đức ban hành những quy định kiểm dịch nghiêm ngặt hơn đối với người đến từ Tây Ban Nha và Hà Lan.

1 Chau Au Siet Chat Kiem Soat Bien Gioi Truoc Lo Ngai Ve Bien The Delta

Người dân ở Paris biểu tình phản đối quy định "giấy thông hành y tế" của Pháp. Ảnh: EPA

Nói rộng hơn, các nhà chức trách từ Hy Lạp đến Italy hay từ Pháp đến Bồ Đào Nha đang lấy “hộ chiếu vaccine” làm căn cứ cho một loạt hoạt động đi lại, mặc dù đa số đều né tránh việc sử dụng thuật ngữ đó do đang gây quá khích trong công chúng.

Italy sẽ yêu cầu xuất trình giấy xác nhận tiêm vaccine thông qua giấy chứng nhận tình trạng tiêm vaccine, hay còn gọi là “giấy thông hành xanh”, có hiệu lực rộng khắp châu Âu để tham gia các hoạt động từ thăm bảo tàng, đến phòng tập cho đến vào rạp chiếu phim. 

Những quy định tương tự tại Pháp đã khiến hàng chục ngàn người tổ chức tuần hành phản đối suốt 2 tuần qua. Tuy nhiên, phần lớn người trưởng thành ở Pháp hiện đã tiêm đủ liều vaccine và kết quả thăm dò cho thấy số đông đều ủng hộ các quy định mới trên.

Tại Hy Lạp, quán rượu và nhà hàng hiện chỉ cho phép khách hàng đã tiêm vaccine vào trong. Bồ Đào Nha cũng đã công bố chính sách hạn chế trên từ đầu tháng 7.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/7 cảnh báo biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 hiện đã trở thành loại thống trị trong các ca mắc COVID-19 hàng ngày ở châu Âu. Và giới chính trị gia đã viện dẫn sự lây lan nhanh chóng của biến thể này làm căn cứ đưa ra các động thái hạn chế phần lớn đời sống công cộng đối với người đã tiêm chủng.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho hay biến thể Delta thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn so với các biến thể khác. Ông khẳng định yêu cầu sử dụng “giấy thông hành xanh” là điều kiện cần thiết để không phải đóng cửa nền kinh tế một lần nữa.

Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã cảnh báo về những mối nguy hiểm do Delta mang lại vì tổ chức tài chính này đã bỏ phiếu để duy trì chương trình kích thích kinh tế liên quan đến COVID-19 khổng lồ của mình vào tuần trước.

“Việc mở cửa trở lại những bộ phận lớn của hệ thống tài chính đang hỗ trợ một sự phục hồi mạnh mẽ cho các công ty. Tuy nhiên, biến thể Delta có thể làm giảm sự phục hồi này, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và khách sạn”, bà đề cập.

Cơ quan khu vực châu Âu của WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 23/7 cho biết dựa trên dữ liệu thu thập từ ngày 28/6-11/7, biến thể Delta hiện đã có mặt ở 19/28 nước châu Âu với tỷ lệ 68,3% trong các mẫu dương tính. ECDC dự báo rằng đến cuối tháng 8, tỷ lệ này sẽ lên tới 90%.

Delta, biến thể được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, đang khiến cả thế giới lo ngại vì khả năng lây lan nhanh. Cho dù các loại vaccine hiện có được cho là cũng hiệu quả với biến thể này nhưng tính hiệu quả đó không cao đối với những người mới chỉ tiêm 1 trong 2 mũi vaccine.

Đáng chú ý hơn, biến thể Delta dường như đang lây lan nhanh nhất ở những người dưới 30 tuổi, nhóm dân số có tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 thấp nhất ở hầu hết các quốc gia châu Âu.


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan