Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ không có hạn chế nào đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ chống lại lực lượng Triều Tiên, nếu binh sĩ Bình Nhưỡng tham chiến chống lại lực lượng Kiev.
Lầu Năm Góc cũng ước tính đã có hơn 10.000 lính Triều Tiên được triển khai đến huấn luyện tại miền đông nước Nga.
"Một phần trong số những người lính này đã tiến đến gần Ukraine hơn, chúng tôi ngày càng lo ngại rằng Nga có ý định sử dụng những binh sĩ này trong chiến đấu, hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine tại vùng Kursk gần với biên giới Ukraine", Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh.
Trước đó cùng ngày 28-10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nói rằng các đơn vị quân sự của Bình Nhưỡng đã được triển khai đến vùng Kursk, trong lúc lực lượng Ukraine vẫn đang duy trì chiến dịch quân sự tại đây.
Trong khi đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc từ chối xác nhận việc lực lượng Triều Tiên đang hiện diện ở Kursk.
"Có khả năng là họ đang di chuyển theo hướng đến Kursk. Nhưng tôi chưa có thêm thông tin chi tiết", bà Singh trả lời.
Nhận định về việc Triều Tiên tham gia cuộc chiến, ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của tổng thống Ukraine, cho biết chỉ riêng các biện pháp trừng phạt sẽ không đủ để đáp trả. Ông Yermak nói Kiev cần "vũ khí và một kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn sự tham gia mở rộng của Triều Tiên" vào cuộc chiến.
"Sự hợp tác quân sự ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên là mối đe dọa đối với cả an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Âu - Đại Tây Dương", tổng thư ký NATO nói trong một cuộc họp báo, sau khi các quan chức và nhà ngoại giao NATO nhận được thông tin liên quan từ phái đoàn Hàn Quốc.
Theo ông Rutte, sự hiện diện của binh lính Triều Tiên tại Nga là “một bước leo thang quan trọng” trong sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Ukraine, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đồng thời là “sự mở rộng nguy hiểm” của chiến sự.
Lãnh đạo NATO cho rằng việc quân Triều Tiên được triển khai đến Nga là dấu hiệu của sự "ngày càng tuyệt vọng" của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chia sẻ trên chương trình "Meet the Press" của Đài NBC vào ngày 27.10, Thượng nghị sĩ J.D. Vance cho biết ông coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đối thủ cạnh tranh. Song, đồng minh của ông Trump nhấn mạnh Mỹ hiện không trong tình trạng xung đột với Nga và cũng không nên gây chiến. Thay vào đó, Washington cần "khôn ngoan về mặt ngoại giao".
Liên quan tình hình chiến sự Ukraine, ông Vance cho hay việc đàm phán với Moscow là "một phần cần thiết" để chấm dứt khói lửa ở Ukraine. "Tôi nghĩ điều quan trọng là nếu chúng ta muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine, về cơ bản, ở một mức độ nào đó, chúng ta sẽ phải tham gia vào một số cuộc đàm phán giữa Ukraine, Nga và giữa các đồng minh NATO của chúng ta ở châu Âu", theo ông Vance.
Theo The Kyiv Independent, bình luận của ông Vance được đưa ra chỉ hơn một tuần trước ngày bầu cử tổng thống chính thức ở Mỹ, một động thái có ảnh hưởng lớn đến sự hỗ trợ quân sự của Washington dành cho Kyiv trong tương lai.
Trước đó, ông Vance cũng từng chia sẻ cách thức chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể bao gồm việc thiết lập một "khu phi quân sự" trên lãnh thổ Ukraine. Khu vực phi quân sự sẽ được tăng cường phòng thủ nghiêm ngặt để Nga không tái tấn công.
Quan điểm của hai phe khá rõ ràng tại Mỹ, phe “chủ chiến” Mỹ cùng các đồng minh cần giúp đỡ kinh tế, quân sự để họ (Ukraine) có khả năng đánh đuổi quân xâm lược Nga xâm lược ra khỏi đất nước. Phe “chủ hòa” yêu cầu Ukraine, Nga và các nước liên quan phải ngồi lại đàm phán chấm dứt chiến tranh Nga-Ukranie càng sớm càng tốt để tránh tiếp tục đổ máu theo họ là “vô ích”.
Sự hiện diện của binh lính Triều Tiên tại Nga là một bước leo thang nghiệm trọng, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Ukraine, chứng minh rõ ràng rằng "PHE TRỤC ÁC" không bao giờ từ bỏ dã tâm của họ.
Muốn biết cuộc chiến Nga-Ukraine theo hướng nào chúng ta phải đợi thêm thời gian ngắn nữa sau bầu cử ở Mỹ thì mọi chuyện sẽ phần nào được sáng tỏ.