Vì sao Đài Loan trở thành Rồng, thành Hổ?

Năm nay là tròn 42 năm thành lập Công viên khoa học Tân Trúc (Đài Loan). Trong vòng 30 năm kể từ khi thành lập, Công viên này đã được Đài Loan tìm tòi, học hỏi và phát triển thành một Silicon Valley thứ 2 và họ đã thành công.

12 năm tiếp theo cho tới nay, khu Công viên khoa học này đã có nhiều thành tựu rực rỡ.

1 Vi Sao Dai Loan Tro Thang Rong Thanh Ho

Hình toàn cảnh Khu công viên Khoa học Tân Trúc

Hiện khu này tập trung các cty chủ yếu trong ngành CN bán dẫn của Đài Loan, đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ về doanh thu. Năm 2020, doanh thu của riêng khu này đã đạt cỡ 42,63 tỷ USD.

Năm 1980, CV khoa học Tân Trúc được hình thành từ ý tưởng ban đầu của ông Shu Shien-Siu , cựu Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Tsing Hua và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ĐL khi đó.

Mô hình y chang của Silicon Valley, nghĩa là ngay gần 2 đại học danh tiếng của Đài là Tsing Hua và Chiao Tung và Viện CNCN và nghiên cứu ĐL ( bên Mỹ là gần Stanford và Đại học California, Berkeley).

Để ý tưởng này hiện thực, những người tài nhất trong lĩnh vực công nghệ ở xứ Đài và cựu bộ trưởng tài chính đầu tiên ở đây được giao trọng trách quản trị ban đầu.

Cùng lúc, họ lập ra một nhóm tư vấn toàn các chuyên gia hàng đầu thế giới gồm những người Đài Loan ở Mỹ và cả người Mỹ từ các công ty như Bell Labs, IBM và một số đại công ty công nghệ khác. Nhóm này khuyên CP Đài Loan nên đầu tư mạnh vào phát triển khoa học công nghệ để tạo đà cho công nghiệp phát triển.

Họ cũng khuyên nên hỗ trợ các sinh viên để họ khởi nghiệp các cty công nghệ. Vốn đầu tư lấy từ các ngân hàng đầu tư của Đài được thành lập cho mục tiêu này.

Mấu chốt của việc này là thu hút chất xám, khi đó chất xám ở Đài đang chảy qua Âu Mỹ. Thanh niên sinh viên đi du học là một đi không trở lại. Nhưng khi có chính sách mới thu hút, họ bắt đầu trở về.

Từ 1986-1996 có hơn 40.000 người Đài Loan từ Mỹ đã trở về góp phần phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp xứ này, trong đó có khu Tân Trúc.

Càng sau này càng đông hơn. Đó là những người đã từng làm việc tại các tập đoàn về công nghệ lớn của Âu Mỹ , học hành bài bản và có quan hệ quốc tế.

2 Vi Sao Dai Loan Tro Thang Rong Thanh Ho

Đại học quốc gia Tsing Hua (Đài Loan)

Chính sách thu hút tới mức sau này, khi kỷ niệm 40 năm thành lập CV khoa học Tân Trúc, có những DN nhớ lại buổi đầu họ quay về nước mà tới Tân Trúc còn thấy rắn trong ký túc xá công nhân và quá chừng ruồi. Nhưng họ đã bắt tay vào đầu tư thực sự cho tới ngày hái quả.

Chính phủ ĐL khi đó cho họ rất nhiều ưu đãi, cung cấp tất cả cơ sở hạ tầng và đất đai để họ sẵn sàng kinh doanh.

Năm 2000 tổng cộng 4.108 chuyên gia gốc Đài từ Mỹ trở về làm việc tại Công viên khoa học Hsinchu, cùng với 4.464 cựu sinh viên của Viện Công nghệ, công nghiệp và nghiên cứu ĐL làm việc ở đó.

Và từ đây, những con người này đã tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với các cty Mỹ mà họ từng làm việc. Họ bổ sung cho Silicon Valley các công nghiệp phụ trợ như con chip, IC, PC... để cả hai cùng bay cao hơn.

3 Vi Sao Dai Loan Tro Thang Rong Thanh Ho

Tỷ phú Morris Chang

Kết quả có những điển hình tuyệt vời như tập đoàn TSMC của ông Moris Chang.

Ông sinh năm 1931, là người Ninh Ba TQ. Qua Mỹ từ rất sớm, ông học kỹ sư cơ khí tại Harvard và thạc sỹ kỹ sư tại MIT. Sau đó ông đi làm thuê cho các cty công nghệ hàng đầu ở Mỹ suốt mấy chục năm ròng.

Rồi vào Stanford học tiến sĩ kỹ sư và TN năm 1964. Sau đó làm lãnh đạo nhiều tđ CN lớn của Mỹ. Năm 1987 ông nghe theo chính sách của Đài Loan về Tân Trúc khởi nghiệp. Qua ba thập kỷ, Chang đã biến TSMC trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới với giá trị thị trường 190 tỷ USD.

Ông thành tỷ phú usd khi 86 tuổi.

Sự phát triển mạnh mẽ các khu công viên khoa học như Tân Trúc, kèm theo các KCN lớn nhỏ khắp xứ Đài cũng làm cho xứ này tăng tốc đào tạo kỹ sư.

Vì kỹ sư là các nhân tài then chốt cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là Đài đào tạo nhiều kỹ sư bán dẫn, nay là vốn quý cả thế giới thu hút và mời mọc cạnh tranh.

Những chính sách đúng đắn, phù hợp và thông minh đã giúp cho Đài hóa rồng hóa hổ. CV khoa học Tân Trúc chỉ rộng 6,5km2, nhưng thu hút 530 cty và 153 ngàn người làm việc, kiếm ra hàng năm hiện nay cỡ trên dưới 45 tỷ usd cho xứ Đài.

Con số này gần bằng 8% tổng GDP của hòn đảo này ( 586 tỷ usd/năm). Vô cùng hiệu quả.

Một tấm gương rất đáng khâm phục.

Nguyễn Thị Bích Hậu

 

Hình ảnh nguồn từ các trang web của các cơ quan này


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan