Tam giác Mỹ - Nga – Trung

Từ sau Chiến tranh Thế giới II, địa chính trị đã được nhào nặn bởi "tam giác chiến lược" Mỹ-Xô -Trung. Mao Trạch Đông và Josef Stalin thân ái nên Mỹ sợ chủ nghĩa cộng sản lây lan dẫn tới chiến tranh Triều Tiên và sau đó là Việt Nam, chưa kể Đài Loan và nhiều cuộc xung đột ủy nhiệm khác.

1 Tam Giac My   Nga  Trung

Hơn thập kỷ sau, việc Mao Trạch Đông coi thường Nikita Khrushchev đã giúp cho Mỹ thân ái với Trung Quốc. Trung Quốc bí mật giúp cuộc chiến chống lại Liên Xô ở Afghanistan và chiến tranh lạnh cũng hết. Và sau đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc và biến thành một siêu cường và bây giờ thành đối thủ địa chính trị với Mỹ.

Ba nước lớn này thay đổi mối quan hệ tùy theo lợi ích của họ. Khi là bạn, khi là thù, trong bạn có thù, trong thù có bạn.

2 Tam Giac My   Nga  Trung

Tuần tới, ông Tập sẽ có mặt tại Moscow (20/3) để gặp ông Putin, chuyến thăm đầu tiên kéo dài ba ngày kể từ khi Nga vượt biên giới Belarus tấn công Kiev (2-2022). Người ta đồn đoán hai siêu cường này muốn hợp tác chống Mỹ như sau Chiến tranh Thế giới thứ II.

Nếu ông Tập ok cung cấp vũ khí cho Putin thì coi như Trung Quốc sẽ tham dự vào cuộc chiến ủy nhiệm với NATO.

Nhưng như đài Bắc Kinh ra rả, Tập đến Moscow vì sứ mệnh hòa bình với đề đạt 12 điểm, sẽ hòa giải cho các bên cùng có lợi, không có chuyện cung cấp vũ khí cho Putin.

Minh chứng sống động cho thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình vừa hòa giải (10/3) nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Arab Saudi và Iran.

Kịch bản ấy sẽ có thể diễn lại với Zelensky.

Từ đó, các nước nghèo và đang phát triển sẽ nhìn vào Trung Quốc như một quốc gia trỗi dậy trong hòa bình, không đối đầu với Mỹ vẫn tốt hơn là vác tên lửa chơi nhau.

Trong cuộc chiến Nga – Ukraine Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất, mua dầu và tài nguyên giá rẻ của Nga, Putin phải lạy lục Tập về trợ giúp vũ khí, Mỹ và NATO cũng tốn kém. Hòa bình cho hai nước Nga – Ukraine chưa chắc đã tốt cho Trung Quốc.

Năm 1975, họ từng không muốn miền Bắc Việt Nam giải phóng miền Nam vì họ chả thấy lợi lộc gì.

Ông Tập muốn giải phỏng Đài Loan bằng vũ lực. Tuy nhiên cuộc chiến Nga - Ukraine có thể làm ông nghĩ lại.

Trung Quốc từng khá tin về sức mạnh quân sự của Nga từ vũ khí tới chiến lược.

Việc Nga luôn trên cơ trong cuộc chiến Crimea, Gruzia và Syria đã thuyết phục các tướng Trung Quốc rằng, Putin là một chiến lược gia vĩ đại với một đội quân hiệu quả. Các cuộc tập trận giữa các lực lượng vũ trang hai nước đã tập trung vào khả năng tương tác.

Những cải cách quân sự gần đây của Trung Quốc đã nhân rộng những cải cách ở Nga.

Nhưng các tướng Trung Quốc đã bị sốc bởi sai lầm của Putin trong cuộc chiến với Ukraine, màn trình diễn mờ nhạt của binh lính và vũ khí Nga thì thảm hại.

Giờ mà đánh Đài Loan với vũ khí Nga hay Made in China, không chắc ông Tập đã kéo cở ở Đài Bắc trong tương lai gần.

Phương Tây không dại gì gây chiến với cả Nga và Trung Quốc có vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu có xung đột thì họ sẵn sàng chơi cuộc chiến ủy nhiệm. Putin hiểu chuyện này đã quá muộn. Tập vẫn còn thời gian.

Việc ICC công bố Putin là tội phạm chiến tranh trước cuộc gặp Nga-Trung là một cú drone cảm tử. Không bắt được Putin nhưng bị dìm hàng trước khi bắt tay Tập kể ra cũng thấy ngố.

Các siêu cường ngồi với nhau thì nước nhỏ chỉ là con tốt. Nhưng khi tốt sang sông như Ukraine thì siêu cường như Nga thành tướng mất sỹ như … mất váy trong trò chơi của Mỹ-Trung.

Dù thế nào thế giới vẫn còn tam giác Mỹ-Nga-Trung thay đổi theo thời cuộc. Như phim hoạt hình thỏ và sói của Nga có câu “Ну, погоди – hãy đợi đấy”

Giang Công Thế


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan