Bỏ túi 7 bí quyết nấu cơm dẻo, để nguội vẫn ngon, lâu bị thiu khi trời nắng nóng

Nấu cơm là việc đơn giản nhất ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nấu thế nào cho ngon cũng cần có bí quyết không phải ai cũng biết. Chỉ cần bỏ túi 7 bí quyết này, cơm bạn nấu sẽ ngon hơn, người ăn sẽ nhớ mãi cơm bạn nấu đấy!

1 Bo Tui 7 Bi Quyet Nau Com Deo De Nguoi Van Ngon Lau Bi Thiu Khi Troi Nang Nong

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơm sẽ nhanh bị ôi thiu hơn lúc bình thường do vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vậy nên, để cơm được ngon và lâu thiu, thì cần chú ý ngay từ khâu chế biến.

Những nàng dâu thảo, vợ hiền nấu “cơm ngon canh ngọt” hãy lưu giữ ngay những bí quyết nấu cơm dưới đây để nấu những bữa cơm ngon cho gia đình mình nhé.

Bí quyết số 1. Rửa nồi sạch 

Đây là bước đầu tiên rất quan trọng mà nhiều người không để ý và không xem trọng nhất.

Rửa sạch nồi trước khi nấu giúp nấu cơm ngon hơn. Làm sạch phần cơm cũ bám dưới đáy, xung quanh và nắp nồi không chỉ về an toàn vệ sinh mà còn giúp cơm lâu thiu hơn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, cơm cũ còn sót lại trong quá trình nấu sẽ nở hơn tạo thành cơm nát, nhão.

Bí quyết số 2. Vo gạo

Vo gạo là bước quan trọng tiếp theo trong việc nấu cơm. Nhiều người có thói quen vo gạo ngay trong nồi, nhưng đây không phải là cách vo gạo tối ưu. Chúng ta nên vo gạo trong rổ để các bụi bẩn, tạp chất lẫn trong gạo trôi theo nước.

Trong khi vo gạo không cần vo kỹ, vo gạo nhẹ nhàng khoảng 2 lần là được. Vo kỹ quá sẽ khiến lớp vitamin, khoáng chất bám bên ngoài hạt gạo bị trôi mất.

Bí quyết số 3. Ngâm gạo trước khi nấu cơm

Vo gạo xong đừng vội nấu ngay. Nếu có thời gian thì ngâm gạo trong nước khoảng 10 – 20 phút. Cách này có thể giúp gạo hút đủ nước, khi nấu cũng chín nhanh hơn và nở đẹp hơn.

Theo nhà dinh dưỡng học nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar, việc ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Nói cách khác, ngâm gạo trước khi nấu giúp hệ tiêu hóa hấp thụ vitamin và khoáng chất từ gạo tốt hơn.

Bí quyết số 4. Nấu cơm bằng nước nóng

Nhiều chị em nội trợ cho rằng nấu bằng nước lạnh giúp cơm chín từ từ, còn nước nóng sẽ làm cơm chín không đều. Nhưng theo những chuyên gia dinh dưỡng, nấu cơm bằng nước nóng sẽ ngon hơn dù sử dụng nồi cơm điện, nấu bằng bếp ga hay bếp củi.

Nước nóng sẽ giúp lớp màng ở ngoài của hạt gạo nhanh chóng co lại, giúp hạt gạo không bị nát và lưu giữ được chất dinh dưỡng ở bên trong. Trong khi nước lạnh sẽ khiến hạt gạo nở to ra và khiến những chất dinh dưỡng hòa tan vào nước và dễ bay hơi trong khi nấu.

Bí quyết số 5. Thêm mật ong

Khi vo gạo xong, cho mật ong với tỷ lệ 1:1 (1 bát gạo, 1 thìa cà phê mật ong). Nấu cơm cho chút mật ong sẽ giúp cơm trắng ngọt và ngon hơn, đặc biệt hạt cơm sẽ bóng bẩy, nhìn rất hấp dẫn.

Trong mật ong chứa nhiều enzyme có thể phân hủy tinh bột và chuyển hóa thành đường, làm tăng độ ngọt của cơm trắng lên rất nhiều. Nhiều nhà hàng sushi sử dụng bí quyết này để nấu cơm.

Để cơm giữ được lâu và không bị thiu, thêm một trong ba nguyên liệu dưới đây để cơm được ngon và giữ được lâu hơn.

Bí quyết số 6. Nấu cơm thêm muối

Khi nấu cơm cho một ít muối vào sẽ khiến cơm ngon và lâu thiu hơn, thậm chí ngay cả những ngày nắng nóng, muối có thể bảo quản được cơm mà không cần phải cho vào tủ lạnh.

Khi hấp lại cơm nguội, bạn cũng nên cho thêm một ít muối để cơm không bị nhạt và loại bỏ hương vị khác lạ của cơm nguội.

Bí quyết số 7. Thêm giấm ăn khi nấu cơm

Giấm có tác dụng giúp cơm trắng và không dễ bị thiu hay chua. Tỷ lệ gạo/giấm hợp lý là 1 bát gạo - 1 thìa cà phê giấm. Lượng giấm sử dụng không nhiều, trong quá trình nấu giấm sẽ bay hơi, vậy nên không cần lo về mùi giấm ảnh hưởng tới mùi vị của cơm.

Cơm nấu với giấm không chỉ có mùi vị thơm ngon mà còn rất tốt cho cơ thể. Nhiều người không biết rằng, giấm còn có một tác dụng khác là giúp hạt gạo mềm, dễ bảo quản hơn.

Giấm có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cacbohydrat, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng sau khi ăn cơm. Do đó, cách nấu cơm này đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, người trung niên và cao tuổi, người có axit uric cao, đồng thời cũng tốt cho những ai đang có ý định giảm cân.

Bên cạnh đó, có thể cho 1 – 2 thìa nhỏ rượu vào nấu chung. Cách này giúp cơm có mùi thơm hấp dẫn, hạt cơm dẻo, dù để nguội cơm vẫn rất ngon.

Ngoài ra, khi nấu cơm, thì có thể nhỏ một vài giọt dầu ăn (hay dầu dừa, dầu oliu…) vào nồi ngay từ đầu để hạt cơm có độ mịn, bóng đẹp.

Tố Như


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan